Nấm Hương rừng Tây Bắc

499.000 

NẤM HƯƠNG RỪNG – MANG HƯƠNG RỪNG TÂY BẮC VỀ ĐÀ NẴNG
Được mệnh danh là “Can thái chi vương” (vua của các loại rau), nấm hương chứa hàm lượng protein nhiều hơn bất cứ loại rau nào (14gr protein/100gr nấm hương khô), có thể sử dụng như thực phẩm chống lão hoá và nâng cao tuổi thọ. Nấm hương rừng có thể biến tấu thành rất nhiều các món ăn hấp dẫn như: súp gà nấm hương, gan mề gà nấu nấm, trứng cút om nấm…
HAP Green cung cấp nấm hương rừng khô được chọn lọc trực tiếp từ núi rừng Điện Biên.
⭐ Hỗ trợ hoàn tiền nếu không hài lòng về chất lượng.
⭐ Miễn phí vận chuyển nội thành Đà Nẵng.
☎ Hotline: 0168 6060 798

✔ Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 200.000đ.
✔ Ưu đãi 10% khi mua sản phẩm tiếp theo tại HAP Green.
✔ Tặng 100.000đ trong ngày sinh nhật, áp dụng cho đơn hàng từ 500.000đ.
Liên hệ 038 6060 798

Mô tả

Nấm hương không chỉ giúp món ăn thêm phong phú, ngon miệng vào các dịp lễ tết mà còn là một món ăn rất tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, nấm hương là loại thuốc bổ được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”.
Hàng ngày, trong bữa cơm của gia đình, ngoài thịt, cá… không thể thiếu những loại thực vật như: nấm, rau, củ, quả ….nhất là đối với món lẩu hấp dẫn. Nấm hương luôn là loại thực phẩm thơm ngon và luôn được đánh giá cao trong mọi bữa ăn.
Nấm hương cung cấp bởi thực phẩm sạch Đà Nẵng HAP Green không chỉ giúp món ăn thêm phong phú, ngon miệng vào các dịp lễ tết mà còn là một món ăn rất tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, nấm hương là loại thuốc bổ được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”.
Vậy, tác dụng của nấm hương ra sao? Những lưu ý khi chế biến món ăn từ nấm hương như thế nào? Chúng ta sẽ cùng khám phá điều này cùng thực phẩm sạch Đà Nẵng HAP Green nhé.
Tìm hiểu về nấm hương
– Nấm hương tên khoa học là Lentinus (Berk.) Sing.; Agaricus rhinozerotis Berk, còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm.
– Nấm hương thuộc họ nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae).
– Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như: dẻ, sồi, phong…
– Nấm hương mọc hoang nhiều ở: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ..
Mô tả
– Nấm hương gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nấm), đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm.
– Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống có hình trụ.
Các chất có trong nấm hương
– Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như: vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê…
– Nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được).
– Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt.
– Chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.
Tác dụng của nấm hương
Tăng cường khả năng miễn dịch
– Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B.
– Nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào.
Giải độc và bảo vệ tế bào gan
– Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.
– Nấm hương cung cấp bởi thực phẩm sạch Đà Nẵng HAP Green và nấm linh chi làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan.
– Nấm bạch linh và trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần, được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính.

Kháng ung thư và virus
– Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
– Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng.
– Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.
Phòng chống và trị liệu các bệnh tim mạch
– Nấm có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
– Các loại nấm như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng hạ thảo… có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh.
– Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng hạ huyết áp.
Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa
– Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào.
– Nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ… có tác dụng thanh trừ gốc tự do, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
– Nhiều loại nấm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất tốt cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Khoa học đã phát hiện một số loại nấm ăn có tác dụng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, phòng chống AIDS ở mức độ nhất định.
Kiện tỳ dưỡng vị
Nấm đầu khỉ có tác dụng:
– Lợi tạng phủ, trợ tiêu hóa.
– Trị liệu các bệnh: chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng.
Nấm bình có tác dụng :
– Ich khí sát trùng, phòng chống viêm gan.
– Viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật.
Nấm kim châm và nấm kim phúc chứa nhiều arginine, có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày.
Hạ đường máu và chống phóng xạ
– Cơ chế làm giảm đường huyết của đông trùng hạ thảo kích thích tuyến tụy bài tiết insulin.
– Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ.
Những loại nấm ăn có tác dụng hạ đường máu như: ngân nhĩ, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi…
Một số món ăn chế biến từ nấm hương
– Trứng cút om nấm.
– Gà om nấm.
– Canh nấm.
– Rau cần xào nấm.
– Rau thập cẩm xào nấm.
– Chân giò hầm nấm.
– Bò nấu nấm hương….
Những lưu ý khi chế biến nấm hương
Trong nấm hương có loại chất chống ôxy hóa lysergic, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Vì vậy, khi chế biến nấm hương không nên :
– Rửa hoặc ngâm nấm hương trong nước quá lâu, nấm hương sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng.
– Khi nấu nấm hương, nên nấu bằng nồi inoc, không nên sử dụng nồi sắt hay nồi đồng, để tránh mất dinh dưỡng.
Một số loại nấm
Nấm hương
Được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương), nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa…
Nấm hương còn là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
Nấm rơm
Nấm rơm được sử dụng rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao, là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.
Nấm rơm là món ăn tốt cho người bị huyết áp, tiểu đường….(Ảnh minh họa)
Nấm mỡ
Nấm mỡ là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm mỡ có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan.
Nấm mỡ còn là loại thực phẩm thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.
Ngân nhĩ
Ngân nhĩ là một loại nấm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương.
Ngân nhĩ giúp cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ.
Ngân nhĩ còn là thực phẩm tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các bệnh lý đường hô hấp, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não…
Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen chứa nhiều chất khoáng và vitamin (Ảnh minh họa)
Mộc nhĩ đen còn gọi là vân nhĩ, thụ kê, mộc nhu, mộc khuẩn… Mộc nhĩ đen chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin.
Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản.
Ngoài ra, mộc nhĩ đen còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.
Lời kết
Nấm hương là một loại thực phẩm bổ dưỡng, ngăn ngừa và điều trị một số bệnh : tim mạch, gan, ung thư, chống lão hóa…
Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày, thực phẩm sạch Đà Nẵng khuyên các bà nội trợ nên bổ sung các món ăn được chế biến từ nấm hương như : canh nấm nấu sườn, nấm xào thịt bò…để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và phòng chống bệnh tật.
(Tổng hợp: Thực phẩm sạch Đà Nẵng HAP Green)


Bình luận